Cha giáng trần dạy rõ phương pháp tu Đạo hiệu quả trong giai đoạn tận diệt thời mạt Pháp trước ngày hội Long Hoa khai mở.
[ Tiếp phần hai ] ... Bạch Cha, chúng con là tiểu hồn do Cha chiếc hồn Cha ra giống y như Cha, Cha bảo chúng con chính thật là Cha là tiểu Thượng Đế không khác gì Thượng Đế, Cha vừa nói Cha phải làm cả ma quỷ Cha mới được toàn thiện toàn mỹ toàn giác toàn năng, thế sao chúng con một tiểu Thượng Đế giống như Cha chúng con lại không thể làm ma quỷ, vì như vậy chúng con sẽ chìm đắm trong ngu muội ác trược xấu xa để rơi vào cõi địa ngục luôn chớ không thể giác thiện mỹ như Cha được, tại sao vậy hở Cha?
Này các con ơi, con chưa nhận định đúng sự việc rồi, đây Cha giảng rõ! Chúng con chính là những tiểu Thượng Đế những tiểu vũ trụ, trong chúng con có bản chất ma quỷ cũng như bản chất tốt lành không khác gì Cha nhưng tại sao con không thể làm ma quỷ để được tận thiện tận mỹ như Cha, tại sao vậy?
Sự thật các con không phải không làm được nhưng các con chưa biết làm y như Cha thì đúng hơn vì con chưa đủ minh triết đó con, con nên nhớ trong Thượng Đế có trược nhưng có thanh có ác nhưng có thiện có ngu muội nhưng có sáng suốt, ngài vừa là ma quỷ khảo đảo vừa không là ma quỷ để chống lại với ma quỷ và đồng thời ngài cũng thấy biết cả hai trạng thái đó, sử dụng cả hai trạng thái đó cho mục tiêu tiến hóa của ngài tức là của càn khôn vì vậy ngài tiến hóa luôn luôn và ngài hằng hữu đời đời.
Còn con nếu con muốn bắt chước ngài được chứ con vì bản chất cấu tạo của con không khác gì ngài, trong con có bản chất ác trược ngu muội của ma quỷ đấy là phần phàm ngã của con đó và bản chất tốt lành sáng đẹp tức là phần chơn ngã của con đó, thế thì con hãy làm như Thượng Đế đi tức là biết chi phối phần sáng suốt của con vào phàm ngã và sử dụng sự khảo đảo của con ma phàm ngã vào mục tiêu tiến hóa của con đi.
Vì lực ác trược ma quỷ khảo đảo trong càn khôn là để giúp càn khôn tiến hóa, vậy con ma phàm ngã trong tiểu vũ trụ của con nó là một thành phần của con, nó dấy loạn lên khảo đảo con là cơ hội để con học hỏi tiến hóa con hãy sử dụng nó để rèn luyện con giúp con học bi trí dũng, học trao dồi ý chí bằng sự phấn đấu luôn luôn để tiến hóa cho đến khi cái ý chí con thành vô cùng tận hợp nhất với ý chí của Thượng Đế.
Cái con ma phàm ngã ở trong bản chất của con là một công cụ rất tốt giúp cho chơn ngã phát triển để giúp cho tiểu hồn của con tiến hóa trở về ngôi Thượng Đế đó, nhưng chính vì con chưa đủ ý chí chưa đủ minh triết để nhận định, con còn yếu đuối ngu muội con không biết nhận diện chân thật cái phàm ngã của con, con không nhìn chính xác vai trò của phàm ngã trong con.
Thế nên khi phần ác trược trong con dấy loạn, con không đủ sáng suốt để biết sử dụng con ma phàm ngã mà tiến hóa, con lại để nó sử dụng ngược lại con nó lấn áp con và chiếm con hoàn toàn, vậy là trong con lúc đó chỉ có phần ngu muội ác trược mà không có phần sáng suốt chỉ có trạng thái ma quỷ chứ không có trạng thái không là ma quỷ.
Do đó mà tiểu hồn con rơi vào ác trược ngu muội xấu xa vì con bị phần ngu muội xấu xa chiếm con, khi trong con chỉ có trược không có thanh chỉ có tối không có sáng tức là con không còn đủ bản chất của Thượng Đế nữa, con không còn giống y như Thượng Đế với đầy đủ đức tánh của ngài nữa, lúc ấy con chỉ giống một khía cạnh của Thượng Đế mà thôi đó là khía cạnh trược của ngài, thế nên con phải rơi vào khía cạnh đó tức là rơi vào khối ác trược của càn khôn hay của cõi địa ngục vậy, các con có nhận chơn được sự sai biệt này hay không?
Thưa Cha, Cha bảo tiểu hồn con giống y như Cha thế tại sao Cha có minh triết có sáng suốt vừa là ma quỷ để khảo đảo vừa sáng suốt chống lại ma quỷ và biết sử dụng ma quỷ cho sự tiến hóa, còn bản chất chúng con giống y như Cha tại sao chúng con lại không có chỗ minh triết của Cha để biết sử dụng phần ác trược như Cha để phải bị nó khống chế hở Cha?
Này con, điều này con hỏi cũng đúng, đây Cha tạm giải thích! Con nói đúng, trong tiểu hồn có phần trược phần thanh phần sáng suốt phần ngu muội giống y như Cha, thế thì sao tiểu hồn lại không biết chế ngự phần trược không biết sử dụng nó để tiến mà lại để cho nó chế ngự ngược lại?
Đó là vì tiểu hồn con khi phân ly với đại hồn từ trên thanh nhẹ xuống cõi trần trược nó liền bị chất khí nặng nề ô trược của cõi hồng trần trược hóa nó đi, và tiểu hồn con bị ô nhiễm phải đánh mất cái phần sáng suốt nguyên thủy của nó.
Ý chí sáng suốt của nó ở giai đoạn này bị lưu mờ và do đó phần phàm ngã của nó dễ dàng lấn át nó khống chế nó, giai đoạn này là giai đoạn nó phải học trược học làm điều ác trược sái quấy tạo nghiệp lực để bị trả quả, để học hỏi tiến hóa như Cha đã giảng trước đây.
Rồi dần dần qua bao kiếp luân hồi nó từ từ vươn lên nhờ cái lực tốt lành có trong thiên nhiên, và nhờ những phương tiện tốt lành mà Cha đã chuyển đến với nó để kéo nó tiến lên, nó sẽ phải học phấn đấu vươn lên để từ từ gây lại cái sáng suốt nó đã mất và dần dần đạt cái ý chí đã bị lưu mờ trong nó, cái sáng suốt đó sẽ phát triển dần dần trên đường đi cho tới khi đủ sáng để hòa vào với cái khối sáng vô cùng của vũ trụ, đây là lúc mà tiểu hồn con đã trở về hợp nhất với đại hồn Cha đó con.
Thưa Cha, nếu như vậy thì những sái quấy tội lỗi của con người có đáng được trách móc kết án trước sự phán xét của công lý của loài người cũng như trước công lý của Thượng Đế chăng, khi mà những sai lầm của nó đều nằm trong định luật tự nhiên và trong sự xếp đặt của ý chí Thượng Đế hở Cha?
Này hởi các con, phải nói rằng trước công lý của Thượng Đế thì những tội lỗi sái quấy của con người đáng trách mà cũng không đáng trách, tại sao không đáng trách? Vì ngài hiểu tội lỗi ác trược vốn dĩ nằm trong bản chất của tiểu hồn là một chiếc thân của ngài, nó bừng dậy khảo đảo và khống chế tiểu hồn khi tiểu hồn bị lưu mờ ý chí sáng suốt. Sự lưu mờ này do ý chí xếp đặt của ngài và do sự vận chuyển của định luật tự nhiên, do định luật tự nhiên vận chuyển là sao hở con?
Là khi tiểu hồn của Thượng Đế xuống tới cõi nặng trược ý chí sáng suốt của nó phải bị lưu mờ vì chất khí nặng nề của cõi hồng trần, còn do ý chí xếp đặt của Thượng Đế là sao hở con? Là vì Thượng Đế muốn tiểu hồn ngài ô nhiễm đi vào nặng trược phải chịu mất cái sáng suốt nguyên thủy của nó, để học trược nếm trược rồi bị ác trược khảo đảo nó khiến nó đau khổ trầm luân cho tới khi nó thấm nhuần cái trược nó sẽ lần bước sang học thanh.
Gia đoạn học thanh này là giai đoạn mà tiểu hồn sẽ vun bồi lại sự sáng suốt mà nó đã mất cho đến khi nó đạt được hoàn toàn sáng suốt. Thế nên Thượng Đế phải hiểu tội lỗi từ trong bản chất của tội lỗi để không kết án nó đó con, nhưng rồi ở khía cạnh khác tại sao Thượng Đế lại phải trách cứ kết án những điều tội lỗi ác trược của con cái ngài? Vì sao vậy?
Vì các con ơi, Thượng Đế phải trách cứ nó phải kết án nó để đốc thúc sự tiến hóa của nó chứ con, không những trách mà còn phải răng phạt nó nữa răng phạt tiểu hồn của ngài tức là răng phạt chính ngài đó thôi, ngài trừng phạt tiểu hồn ngài qua luật nhân quả và nhờ luật nhân quả giáo dục để giúp tiểu hồn tiến hóa, cho nên Thượng Đế trừng phạt trách cứ kết án tội lỗi để kích thích tiểu hồn tiến hóa đi lên, ngài muốn tiểu hồn học trược biết trược rồi lại phải học thanh học ác rồi học thiện học tối rồi học sáng, để sau cùng hiểu biết những thứ đó tiểu hồn sẽ đạt lại đầy đủ bản chất Thượng Đế của nó đó con, cho nên ngài cho tiểu hồn đi vào trược học ác trược rồi lại phải chỉ trích lên án tội lỗi ác trược, cho nó thấy rằng ác trược là điều xấu xa sai lầm phải chuốc lấy đau khổ thảm họa.
Khi trầm luân trong đó kêu gọi nó từ bỏ cái đó lên án cái đó để tiểu hồn từ từ sợ điều ác trược chán ghét nó để từ bỏ nó hầu tiến sang bài học tốt hơn cao hơn để thuận theo dòng tiến hóa, nếu cho tiểu hồn xuống học trược rồi không dẫn dắt nó, không có lực đối kháng lại cái trược để kéo nó lên bằng ca ngợi điều thiện lành, điều cao cả bằng chỉ trích lên án điều ác trược xấu xa tội lỗi thì tiểu hồn sẽ chìm đắm mãi trong cõi ác trược sẽ dậm chân tại chỗ, trược mà không tiến sang để học cái khác hơn được.
Sự kiện này không khác chi học trò đi học, cứ học mãi bài đó mà không chịu học bài khác cao hơn, vì không ai nhắc nhở đốc thúc nó thế thì trình độ nó phải bị kẹt lại phải ở mãi lớp đó và bị đẩy lùi bởi dòng tiến hóa mà thôi, cho nên Thượng Đế không lên án tội lỗi vì minh triết và ngược lại ngài lên án tội lỗi cũng vì minh triết nữa đó con.
Vì vậy ngài lên án điều ác trược mà vẫn hiểu và ngài hiểu nhưng ngài vẫn phải lên án, lên án vì cần thiết vì phải chăng dắt phải đốc thúc việc tiểu hồn của ngài tiến hóa mà thôi, ngài lên án nó vì minh triết nhưng cũng vì tình yêu của ngài vì yêu mà trừng phạt vì yêu mà lên án, thế nên khi các con đã hiểu chỗ này rồi trí các con ngộ được chân lý này rồi thì tính bi trong con sẽ phát triển rộng hơn.
Con sẽ nhìn sự việc đúng hơn và riêng con con sẽ lên án gắt gao khi con sái quấy, để con khỏi bị chậm trễ khỏi bị kẹt mãi trong sự ngu muội và bị đào thải bởi dòng tiến hóa, con sẽ ráng tránh điều sai lầm sái quấy ác trược để gia tốc sự tiến hóa của con, con sẽ ráng làm toàn điều tốt lành cao cả để học thanh học sáng để đạt lại dần dần cái phần sáng suốt trong con mà con đã đánh mất.
Và rồi với đồng loại con sẽ nhìn đồng loại bằng cái nhìn phóng khoáng và rộng rãi hơn, con sẽ không còn nhìn kẻ tội lỗi sái quấy bằng đôi mắt khắt khe bằng một trái tim hận thù khinh ghét, vì nếu con tránh được điều sái quấy mà nó đang phạm ấy là vì con đã học qua bài đó rồi, con đã từng phạm và từng xấu xa y như nó thuở xa xưa đó con và nếu con hiểu được điều tốt lành mà nó vẫn chưa hiểu, tâm hồn nó vẫn còn kẹt trong xấu xa đê tiện con đừng vội tự mãn hài lòng với con người của mình và khinh ghét kẻ sái quấy tội lỗi.
Vì con ơi, khi con thấy mình tốt hơn nó con nên nhớ rằng con đã từng không khác gì nó, con đã phải trải qua chỗ nó đang đi con đã phải học điều nó đang học, và nếu con đã vượt qua được chặng đó rồi thì đấy không phải là một lý do để con tự mãn và khinh ghét nó đâu con, kẻ sái quấy ấy tự bản chất nó chẳng khác gì con giống y như con chỉ có điều nó xuống sau nên nó đi sau con đó thôi.
Khi đứa em con ra đời sau con thì việc nó nhỏ tuổi hơn khờ dại hơn học lớp thấp hơn có phải là lý do để con khinh nó hay không? Nếu một kẻ đồng loại của con chưa chịu hiểu hay chưa hiểu được những điều tốt lành cao cả mà con được hiểu, ấy là vì nó còn kẹt trong bài học trược của nó nó chưa đủ thấm bài đó và chưa đủ ý lực để vượt khỏi bài đó, và nếu nó vẫn còn bị ngụp lặn trì trệ mãi ở chỗ nó đang học và chưa thoát ra được thì đấy là điều bất hạnh xót xa cho nó, con nên yêu thương và tận tâm giúp nó trong khả năng hiểu biết của con hơn là khinh ghét nó, và nếu cần trách cứ lên án để giúp kẻ đó hiểu sự sái quấy của nó thì cũng phải làm thôi.
Nhưng con nên nhớ rằng, sự lên án của con không được phát xuất từ lòng khinh ghét thù hận, mà phải từ những rung động thuần khiết của trái tim yêu thương và của trí tuệ sáng suốt thật tâm muốn giúp nó tiến hóa đó con, Cha cho con rõ nếu con lên án nó mà lòng con khinh ghét hận thù nó, thì có nghĩa là sự lên án này phát xuất từ sự ngu muội từ những chất liệu xấu xa của con ma phàm ngã đó thôi.
Tư tưởng con lúc đó rung động nặng nề trọng trược, ấy là cái nhân độc sẽ nảy sinh và hình thành cái quả độc xấu mà con phải hoàn toàn gặt lấy, vì tư tưởng con nặng trược thì chắc chắn sẽ hút điều nặng trược đến với con đó vậy. Hay nói ngược lại, khi con phóng ra một tư tưởng nặng trược xấu xa thì sự xấu xa sẽ dội ngược trở lại khảo đảo con theo sự tác động của luật nhân quả.
Con có thể sẽ gặp lại những gì mà kẻ con khinh ghét đang gặp đang chịu để con biết cảm thông kẻ sái quấy đó, điều này sẽ dạy cho con biết giữ tư tưởng con tốt lành dạy con bớt khắt khe kêu ngạo biết yêu thương hơn biết mở rộng tâm hồn đối với đồng loại, nhờ mở rộng tâm hồn hơn trí con mới hiểu biết hơn mới sáng hơn và ngược lại, khi trí con hiểu biết hơn thì tự nhiên con biết mở rộng tâm hồn con ra thêm vậy, con có hiểu điều này hay không hở con?
Thưa Cha, Cha nói rằng khi cần trách cứ lên án thì phải làm nhưng có điều khi lên án kẻ sái quấy thì lòng mình phải yêu thương sáng suốt muốn giúp cho kẻ đó tiến, nhưng thưa Cha vấn đề ở đây là những trường hợp kẻ lên án nghĩ mình thương nghĩ mình lên án cá nhân sái quấy kia để giúp cá nhân tiến, trong tâm có ý tốt như vậy nhưng thật ra sự lên án lại sai lầm làm kẻ bị lên án chịu sự phê phán bất công, như vậy thì luật nhân quả có tác động lại điều xấu cho một kẻ đã hành động thiếu sáng suốt mà cứ tưởng mình có ý tốt hay không hở Cha?
Này con, con hỏi trường hợp này Cha sẽ giảng rõ hơn, Cha đã nói sự lên án phải phát xuất từ tình yêu thương và sự sáng suốt, nhưng ở trường hợp này kẻ lên án có thể vì thương nhưng lại thiếu sáng suốt, thiếu sáng suốt mà tin rằng mình sáng suốt và đã lên án sai trường hợp này luật nhân quả có tác động xấu với kẻ lên án sai chăng?
Có chứ con, hành động sai với ý tốt nhưng thiếu sáng suốt thì luật nhân quả vẫn tác động để dạy kẻ sai lầm hiểu biết hơn vì luật nhân quả chính là luật tiến hóa của vũ trụ, nó giúp con người học hỏi luôn luôn để hiểu biết tiến hóa, một hành động sai vì thiếu hiểu biết sẽ nhận lại quả báo ứng để dạy tiểu hồn hiểu sự sai lầm của mình để mở trí thêm sáng suốt thêm đó con!
Quả báo ứng sẽ dội lại nặng hay nhẹ tùy theo từng ý của trường hợp sai lầm đó để dạy tiểu hồn, con hành động sai với ý tốt quả báo sẽ dội nhẹ hơn là khi con hành động sai với ý xấu, vì kẻ làm sai với ý xấu đã ngu muội hơn trược hơn là kẻ hành động sai với ý tốt nên phải chịu quả báo nặng hơn.
À ở đây Cha thấy chúng con băn khoăn ở chỗ có thể các con có ý tốt muốn giúp kẻ khác tiến, nhưng làm sao để biết sự lên án của mình có đủ sáng suốt đúng đắn không? Vì phần đông ai cũng cho mình đúng trong chủ quan của mình nghĩ rằng mình đúng thì mình mới làm, nhưng lỡ nó không đúng mình phải chịu quả báo thì sao?
Cha thấy ở đây các con đều là những đứa đang tu học muốn tránh quả báo sợ tạo nghiệp rồi phải trả quả, các con ngại điều này cũng phải vì người tu khi đã thức giác muốn tìm đường đi lên, tiến tới chỗ sáng suốt phải cố tránh vay thêm nghiệp tạo những nhân xấu và phải chịu trả quả, điều này sẽ làm trì trệ gây khó khăn rất nhiều cho con đường đi lên của người tu học, thế nên trước một sự việc mình muốn phê phán lên án làm sao để chắc mình sáng suốt mình không phê phán sai? Này các con Cha cho con rõ nếu biết sợ vay nghiệp dữ tạo quả báo thì hãy nghe Cha nói đây !!!
Chỉ khi nào con có trình độ sáng suốt khá cao, mắt thứ ba của con tức huệ nhãn đã mở tới trình độ con có thể thấy được những rung động của những luồng sóng tư tưởng phát ra, con thấy được hình dạng màu sắc của nó và phân định được những tư tưởng tốt xấu trược thanh thì khi ấy con mới chắc chắn hơn ở nhận định của con, và chỉ khi ấy con mới nên lên án và phê phán vì giai đoạn này bi và trí trong con đã ở trình độ khả dĩ có thể phê phán để lên án một sự việc một cá nhân mà chắc rằng sự lên án sự phê phán đó phát xuất từ lòng bát ái và trí tuệ đó con.
Khi con chưa mở được huệ nhãn chưa thấy được điển chưa thấy được hình dạng màu sắc của tư tưởng thì thôi, tốt hơn không nên phê phán ai lên án ai cả vì những nhận định những phán đoán của con lúc đó khó có thể sáng suốt đúng đắn được, Cha đã từng nói với các con phán xét sai một người là tạo nghiệp khảo mình.
Khi trình độ chưa minh chưa đủ để phán đoán có khi sái quấy mà lỡ nghĩ điều sái quấy cho người phải mang ý nghiệp, ý nghiệp thể hiện qua lời nói trở thành khẩu nghiệp ý nghiệp thể hiện qua hành động trở thành thân nghiệp, và nếu cái nghiệp này tràn lan gây một tầm ảnh hưởng lớn rộng kéo theo nhiều sai lầm khác thì nghiệp càng dày càng sâu quả báo càng lớn, rồi phải chịu tác động bởi luật Trời bởi luật nhân quả để dạy phần hồn học hỏi tiến hóa mà thôi.
Vì vậy khi con chưa mở huệ nhãn con chỉ nên giúp kẻ sái quấy tiến hóa bằng cách cầu nguyên chúc phúc cho nó mau sáng để nó hiểu sự sái quấy của nó, thay vì lên án phê phán nó con hãy gửi đến nó những tư tưởng tốt lành chúc phúc cho chơn ngã cho bản chất sáng suốt của Thượng Đế trong nó vượt lên làm chủ, chỉ huy điều khiển phần lục căn lục trần để nó chóng hiểu những sai lầm của nó hầu sớm thoát qua những chỗ tối tăm mà nó đang chìm đắm.
Nếu con thật tâm muốn giúp kẻ sái quấy con hãy gửi thường xuyên những tư tưởng thiện lành nói trên đến với nó, sự rung động những luồng tư tưởng tốt đẹp phóng đến với nó thường xuyên bằng ý chí sáng suốt của con, đến một lúc nào đó sẽ tạo thành một sức mạnh tốt giúp cho nó ảnh hưởng nó ít hay nhiều tùy theo sức mạnh tâm linh của kẻ phóng đi. Tóm lại trước một kẻ sái quấy thay vì lên án nó con sẽ chúc phúc cho nó, điều này là lối xử sự khôn ngoan sáng suốt vừa giúp con tránh tạo nghiệp quả vừa giúp con gây thêm công quả đó con.
Vì Cha cho con rõ làm công quả này cũng là lập hạnh bố thí ba la mật đó con !!! Và bố thí không phải chỉ bằng vật chất mà bằng tinh thần nữa, lối ban rải tư tưởng tốt lành này có giá trị cao hơn những bố thí vật chất cho kẻ thiếu, vì kẻ sái quấy cũng đang đói và thiếu sức mạnh tinh thần đói và thiếu sự sáng suốt đó con, vậy con hãy ban rải những tư tưởng sáng suốt tốt lành với tấm lòng yêu thương mong cho nó hiểu biết.
Khi nó sáng suốt nó sẽ bớt sái quấy, bớt sái quấy dĩ nhiên nó đỡ tạo nghiệp đến khảo nó khổ hơn, đấy mới là biết cứu khổ thật sự một con người đó con! Cho nên không một công quả nào có giá trị bằng công quả bố thí sự sáng suốt giúp kẻ khác tiến hóa đâu con !!!
Lối bố thí này mới thật sự có lợi ích đối với sự tiến hóa của linh hồn con và có giá trị trước Thượng Đế đó con, thực hành công quả này sẽ vừa giúp cho kẻ khác tiến hóa và vừa giúp cho chính con tiến hóa, vì con càng bố thí sự sáng suốt thì con càng nhận được sự sáng suốt càng ban rải nhiều điều tốt lành thì càng nhận được nhiều điều tốt lành đến với con thôi, vậy trong bất cứ tình huống nào của thuận cảnh hay nghịch cảnh con hãy nên ban rải những tư tưởng sáng suốt tốt lành với tấm lòng yêu thương cao cả cho đồng loại và đến với muôn loài vạn vật nghe con !!!
Thưa Cha, Cha đã giảng bản chất của Thượng Đế có cả trược thanh và ở mọi trạng thái, như vậy trong Thượng Đế có cả tánh tham sân si thế tại sao các tôn giáo lại khuyên chúng con phải diệt tham sân si, vậy chẳng quá ra là khuyên chúng con làm mất đi bản chất Thượng Đế của chúng con sao hở Cha?
Này các con, thực ra điều này ở đây hầu như triết lý các tôn giáo chưa giải rõ chỗ này cho các con hiểu, vì các tôn giáo chỉ đứng ở một khía cạnh để nhìn về khía cạnh khác của chân lý đó thôi, ở đây Cha sẽ giảng cho các con rõ hơn. Các con nói đúng, trong Thượng Đế phải có tất cả tính tham sân si chớ con !!!
Ngài không thiếu một tính gì, nếu ngài còn thiếu một tính gì thì làm sao ngài có thể phong phú vô cùng tận được hở con, thế thì tại sao các tôn giáo lại lãnh sứ mạng của ngài để kêu gọi con người từ bỏ những tính tham sân si hầu được về cõi sáng hở con?
Vậy tham là gì? Là ham muốn đó con. Sân là gì? Là nóng giận đó con và si là gì? Là mê muội đó con. Khi khuyên các con diệt tham sân si các tôn giáo đã đứng chỗ thiện mà nhìn chỗ ác đứng chỗ sáng để nhìn vào chỗ tối đứng chỗ thanh để nhìn vào chỗ trược đó con, thế nên muốn con được sáng thì phải khuyên các con bỏ tối nếu muốn con thanh thì phải khuyên con bỏ trược, việc này cũng đúng thôi nhưng Cha sẽ giải thích cho các con rõ hơn, Cha sẽ cho các con hiểu rằng vấn đề ở đây không phải là diệt mất tính tham sân si của con mà là con sẽ học tham sân si theo một hình thức khác cao cả hơn.
Thật vậy, tiểu hồn con xuống đây đi học, học trược rồi học thanh thế nên khi con ngụp lặn trong cái trược là lúc con được học tham sân si theo kiểu trược, học tham kiểu trược là con ham muốn điều gì nặng trược, học sân kiểu trược là con phản ứng chống đối điều gì không vừa ý theo cách nặng trược, học si kiểu trược là con si mê điều nặng trược và như vậy con sẽ đắm đuối trầm luân trong ác trược, nhưng học trược rồi thì phải học thanh chứ con, con đã học bài đó biết bài đó thì bây giờ phải học bài khác hơn để mở trí biết hơn và bây giờ để học thanh con sẽ từ từ đi vào cái thanh, như vậy không phải con sẽ từ bỏ cái tham sân si nhưng là học tham sân si theo kiểu thanh cao cả hơn đó con.
Học tham kiểu thanh tức là ham muốn điều thanh nhẹ, học sân kiểu thanh là phản ứng chống đối điều gì không vừa ý theo cách thanh nhẹ và học si kiểu thanh là con tập si mê điều thanh nhẹ điều tốt lành vậy, khi một vị Phật phế bỏ mọi sự trần gian đạt đến niết bàn đấy không có nghĩa là Phật diệt mất bản chất tham sân si đâu các con, thật sự Phật đang thể hiện bản chất tham sân si ở khía cạnh cực thanh nhẹ vì phải chăng Phật cũng đang tham sự sáng suốt không con? Và phải chăng Phật đang si mê sự thanh tịnh như như an lạc không con? Và phải chăng nếu ai có ý hay hành động chọc giận Phật Phật sẽ phản ứng chống đối lại bằng cách bang rải cho kẻ đó chút ân điển từ bi sáng suốt để giúp kẻ ấy mau hiểu biết tiến hóa đi lên không con?
Tóm lại để tiến hóa để được sáng không có nghĩa là con diệt mất bản chất tham sân si của con mà con phải thăng hoa nó lên, phát triển nó ra tìm biết nó thêm ở những khía cạnh khác cao cả thanh nhẹ hơn cho đến khi con thật sự biết nó, con đã học lớp một muốn lên lớp hai thì con phải bỏ lớp một thôi, con đã nếm nó biết nó ở khía cạnh trược thì giờ đây con hãy bỏ khía cạnh đó đi, và bắt đầu học nếm nó tìm hiểu nó thấy nó ở khía cạnh khác để phát triển trí tuệ dần dần cho đến khi trí con được phát triển toàn diện đến vô cùng tận.
Rốt rồi khi về tới ngôi Thượng Đế hợp nhất cái biết của con với cái minh triết vô cùng của đấng tối cao, con sẽ thấy cuộc hành hương đăng đẳng của con từ khi xuống thế cho đến ngày về là một cuộc hành trình để học tham sân si, để biết tham sân si thật sự và phát triển tham sân si cho đến vô cùng tận, vì Cha cho rõ Thượng Đế tham san si vô cùng tận đó con, ngài tham sân si nhất càn khôn và bất cứ một thể tính nào một bản chất nào một trạng thái nào ngài cũng đều phải nhất cả, vì ở một địa hạt nào ngài nhường bước thì ngài không là chân lý tối thượng nữa đó con.
Thật vậy, trong càn khôn này không ai tham bằng Thượng Đế vì ngài chiếm hữu hết vũ trụ không có cái gì ngài không chiếm hữu, và có ai si mê như ngài vì ngài vừa mê trược vừa mê thanh si mê đủ mọi trạng thái cho đến vô cùng, nếu ngài chỉ mê cái trược không mê cái thanh hay ngược lại chỉ mê cái thanh mà không mê cái trược thì cái nguyên lý vô cùng phải mất quân bình và sụp đổ tức khắc!
Rồi thử hỏi có ai sân bằng Thượng Đế không con? Ngài nóng giận nhất càn khôn đó thôi, ngài chính là dương là lửa là nguồn nóng của càn khôn vũ trụ, ngài chính là kẻ giận dữ ưa chống đối thịnh nộ nhất càn khôn, ở khía cạnh trược ngài chống đối cái thanh ở khía cạnh thanh ngài chống đối cái trược, lực trược trì thanh xuống lực thanh kéo trược lên, thanh và trược chống đối nhau xô đẩy nhau hấp dẫn nhau, những trạng thái này diễn ra một lượt vừa đối kháng vừa dung hợp vừa hài hòa để hình thành cái khối minh triết vô cùng, cái khối sinh động vô cùng cái sức mạnh mãnh liệt vô biên vận chuyển càn khôn biến hóa đời đời nên gọi là bất diệt.
Chỗ này cao siêu và phức tạp các con phải chứng nghiệm trạng thái đó các con mới hiểu, Cha giảng bằng ngôn từ cho chúng con tạm biết ý niệm vậy thôi, cho nên chúng con thấy rõ trong Thượng Đế cái gì cũng phải có có cùng một lúc thể hiện lên một lượt và cái gì cũng là chân lý hết đó con.
Tính tham của ngài là chân lý đó vì nếu một thứ gì ngài không chiếm hữu, có một thứ gì ở ngoài quyền lực của ngài thì Thượng Đế không còn là chân lý tối thượng nữa. Tính sân của ngài là chân lý đó con nếu thiếu nó càn khôn sẽ không còn sự sống không còn vận chuyển và không còn tiến hóa nữa. Tính si của Thượng Đế cũng là chân lý đó con nếu Thượng Đế không có nó tức càn khôn không có trạng thái đam mê mê muội, khi càn khôn thiếu trạng thái đam mê mê muội nó sẽ không vận hành không tiến hóa được thì đấy là sự tan rã của guồng máy âm dương Trời Đất vậy.
Đến đây các con có thấu hiểu được ý nghĩa mầu nhiệm của ba đức tính tham sân si vốn vô cùng cần thiết cho các linh tử tiến đến chỗ toàn giác toàn năng không hở các con?
Bạch Cha, tính nào Cha cũng có trạng thái nào Cha cũng có, Cha luôn luôn sinh động như vậy Cha làm sao được thanh tịnh hở Cha?
Này con, Cha là một khối sinh động vô cùng tận vì Cha là đấng toàn giác nên trạng thái nào Cha cũng có, nếu Cha không biết đến một trạng thái nào sao gọi Cha là đấng toàn giác, vì Cha là đấng toàn năng nên Cha phải làm hết mọi thứ chuyện gì Cha cũng làm, nếu Cha không làm một chuyện gì sao gọi Cha là đấng toàn năng hở con, trạng thái nào cũng có chuyện gì Cha cũng làm do đó Cha phải là thằng cực động song chính vì Cha cực động nên Cha thành cực tịnh luôn đó con.
Con hãy hình dung nếu một vật đứng im trước mắt con con sẽ thấy nó rõ rệt, khi nó bắt đầu di động con sẽ khó thấy nó hơn một chút, khi nó chuyển động ở một tốc lực nhanh con sẽ thấy nó ẩn ẩn hiện hiện không còn rõ nữa, và khi nó chuyển động với một tốc lực nhanh hơn tốc lực mà đôi mắt con có thể kiểm soát được thì vật ấy bổng trở nên như biên mất như vô hình con không còn thấy được nó nữa, vậy phải chăng vật có rồi thành không!
Nói hiện tượng này để con tạm phần nào hình dung Thượng Đế vì Thượng Đế ở trạng thái cực động và động đến một vận tốc kinh hồn nên ngài trở thành hư không vắng lặng cực thanh cực tịnh còn gọi là chơn như hay Pháp thân đó con.
Cho nên sắc bất dị không không bất dị sắc, sắc tức thị không không tức thị sắc là vậy có mà không không mà có, trong cái không nó có cái có trong cái có nó có cái không, vì vậy con đừng ngộ nhận rằng hư không là một khối trống rỗng chẳng có thứ gì chẳng có cảm giác gì chẳng có trạng thái gì, thế thì cái hư không chơn như hay Pháp thân đó có cái gì hay đẹp có cái gì quyến rũ để đạt tới đó đâu!
Các con lầm to rồi, thật sự hư không hay chơn như hay Pháp thân là một khối sinh động mãnh liệt vô biên, đến mức độ nó trở thành cực thanh tịnh không không như như vô cực nên vô cùng tận, do vậy nó không rỗng tuếch mà bao gồm mọi thứ mọi tính mọi trạng thái từ trược tới thanh, gồm cả địa ngục trần gian niết bàn tam thiên đại thiên thế giới hoa tạng Pháp giới trùm khắp.
Nó gồm mọi cảnh sắc sinh động không thiếu một thứ gì có như vậy Pháp thân hay hư không hay chơn như mới là một nguyên lý vô cùng là chân lý tối thượng là Thượng Đế đó con, vì chân lý tối thượng gồm mọi trạng thái trược thanh ác thiện tối sáng .... Nếu hư không hay chơn như hay Pháp thân là chân lý tối thượng thì Pháp thân phải gồm hết những thứ đó chớ con, cho nên nguyên lý vô cùng tức chân lý tối thượng cũng gọi là Thượng Đế cũng gọi là hư không cũng gọi là chơn như cũng gọi là Pháp thân đó con.
Thượng Đế cũng có tên là đấng hư không đấng chơn như hay đấng Pháp thân, thế nên ở ngôi của đấng hư không đấng chơn như đấng Pháp thân Cha hưởng vô cùng tận, Cha nếm hết hưởng hết biết hết mọi cảm giác mọi trạng thái mọi cảnh sắc cùng một lúc, mà trạng thái động cực động mà tịnh cực tịnh này thật đẹp đẽ thật tráng lệ thật tuyệt diệu thật kỳ ảo vô lượng vô biên mà không một ngôn ngữ nào không một bút mực nào nói lên hết được.
Mọi diễn tả đều phải bất lực trước hư không trước chơn như trước Pháp thân và nếu hư không chơn như hay Pháp thân mà diễn tả ra được thì đó chẳng còn là chân lý không thể nghĩ bàn rồi, những cái này thật cao siêu các con ráng có một chút ý niệm về nó, vì thật ra chỉ khi các con về ngôi Cha chứng nghiệm được nó con mới thật sự hiểu nó mà thôi đó các con.
Thưa Cha, Cha hưởng vô cùng tận vậy Cha có cảm giác đau khổ không hở Cha?
Phải có chứ con, Cha không thiếu một cảm giác gì, Cha vui vô cùng tận và cũng khổ vô cùng tận nhưng có điều Cha hưởng cái vui và cái cảm giác khổ đó Cha cũng hưởng luôn, các con để ý Cha dùng chữ hưởng khổ cho nên khổ trở thành là một cảm giác một trạng thái cần thiết để đóng góp vào cái lạc thú vô cùng tận của Cha và nó cũng không thể thiếu cho sự sống còn của chân lý tối thượng vậy các con.
Thưa Cha, chúng con có nghe nói Ngọc Hoàng Thượng Đế ở ngôi thứ hai còn vị nắm quyền chủ tể âm dương ở ngôi thứ nhất, điều này có đúng không xin Cha cho chúng con rõ?
Này con, nắm quyền chủ tể âm dương chính là Cha ở ngôi thái cực đó thôi con, Cha có rất nhiều danh xưng như Quyền Khung Cao Thượng Đế Đại Thiên Tôn hay Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn cũng là Cha, bên Cao Đài giáo Cha còn tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát hay Phước Đức Tiên Ông Tiên Viết Cao Đài nữa đó con, cho nên chúng con muốn tưởng Cha muốn niệm tên Cha chúng con có thể niệm nam mô Quyền Khung Cao Thượng Đế Đại Thiên Tôn, hay nam mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn đều được cả, miễn rằng khi con niệm danh đó ý con tưởng nhớ đến đấng tạo hóa muôn loài là được rồi!
Thưa Cha, trước đây chúng con có nghe nói niệm lục tự Di Đà là để mở sáu luân xa trong bản thể, dù là người ngoại quốc học thiền theo phái vô vi khi hành Pháp cũng phải niệm theo tiếng Việt thì hiệu quả mới tốt, điều này có đúng không thưa Cha xin Cha giảng rõ thêm cho chúng con hiểu?
Này các con, A Di Đà Phật hay Vô Lượng Quang Phật là tên của một vị Phật sáng suốt vô lượng tượng trưng cho sự sáng suốt của càn khôn hay phần trí tuệ của Thượng Đế, trong chúng con cũng có A Di Đà Phật vậy vì chúng con là những tiểu Thượng Đế mà, A Di Đà Phật là thể tính sáng suốt ở trong chúng con mà chúng con đã để nó bị mốc meo bị rêu phong phủ bám khi chúng con học trược đấy.
Cho nên khi chúng con chợt tỉnh giấc mê trầm đã vùi lấp bao lâu phần trí tuệ của mình và muốn đi lên đến chỗ sáng suốt các con hãy mật niệm danh hiệu này, quán tưởng nó luôn luôn để đánh thức và phát triển dần dần sự sáng suốt trong chúng con, vì quán tưởng luôn luôn đến A Di Đà Phật tức là tưởng nhớ luôn luôn đến thể tính sáng suốt của con, tưởng nhớ đến thể tính đó mãi thì tự nhiên nó sinh động lên sẽ phát triển cho đến khi nó ngự trị trong con, đó là một cách rất hay để con mau được sáng suốt.
Cho nên lúc con mật niệm trong tâm danh hiệu này một cách sốt sắng không bị chi phối lo ra, và nếu tâm con được vắng lặng thì khi ấy sáu chữ này sẽ rung động trong con, phát ra luồng sóng điện chạy quanh sáu luân xa và phát quang tại mỗi luân xa đó.
Con nào đã mở chút huệ nhãn khi niệm lục tự Di Đà sẽ chứng nghiệm được hiện tượng này, nhờ đó sáu luân xa trong bản thể sẽ được khai mở từ từ phát triển dần dần để giúp con đạt được lục thông, tuy nhiên Cha thấy việc niệm lục tự Di Đà theo âm điệu Việt Nam có đôi khi trở ngại cho nhiều con người Âu Mỹ, nếu những con này thấy có sự khó khăn trong cách niệm theo tiếng Việt Nam nó có thể niệm theo phạn ngữ nam mô A Mi Pa Pa.
Sáu chữ nam mô A Mi Pa Pa này là phạn ngữ có nghĩa là đầu cúi lạy đức Vô Lượng Quang Phật được phiên âm ra tiếng Việt Nam thành nam mô A Di Đà Phật, nếu các con niệm theo phạn ngữ thì sáu âm thinh nam mô A Mi Pa Pa này con tốt hơn sáu âm thinh tiếng Việt Nam nữa, vì sáu âm thinh nam mô A Mi Pa Pa bằng phạn ngữ phát ra gần giống với âm thinh chuyển động của càn khôn vũ trụ, và âm ba của nó rung lên gần ăn nhịp với âm ba chuyển động của càn khôn giúp thêm sức mạnh cho luồng điển chuyển động tốt.
Ở đây Cha dùng chữ âm thinh có nghĩa là âm thinh điển không thể nghe được bằng tai trần, chỉ nghe nó khi con mở được huệ nhĩ mà thôi, các con nên nhớ khi niệm bất cứ điều gì phải niệm trong tâm niệm bằng tư tưởng đừng niệm trong miệng khiến cho hao khí điển, con nên ngậm miệng lại co lưỡi răng kề răng bế kính khẩu.
Động tác này sẽ giúp cho mạch nhâm mạch đốc nơi đó được giao nhau, và điển trong người con lúc ấy sẽ được chuyển động liên tục mà không bị thất thoát ra ngoài theo cửa khẩu do sự nối liền của hai mạch này, nhờ vậy mà điển lực trong con được sung mãn hơn.
Cho nên trong ngày nếu không có điều hữu ích hay cần thiết các con nên tịnh bớt khẩu, dành tâm trí niệm Phật hoặc niệm Cha để tâm đỡ tán loạn, bế miệng lại càng nhiều càng tốt để đỡ mất điển, con nên nhớ lo nghĩ nhiều thì thần tán nói nhiều thì khí hao dục nhiều thì tinh mất, muốn đi vào thiên đạo lên đến chỗ sáng suốt an lạc các con phải ráng giữ tam bửu tinh khí thần, lo vun bồi nó luôn để khỏi bị suy điển lực khiến tiêu mòn dần sự sáng suốt trong con đó con, hãy khá nhớ điều quan trọng này nghe con !!!
Thưa Cha, chúng con niệm lục tự Di Đà để mở lục thông và được sáng suốt, vậy xin Cha cho biết việc niệm tên Cha hiệu quả thế nào so với danh hiệu đức A Di Đà, chúng con thấy những tên khác nhau của Cha không có số chữ nhất định như lục tự Di Đà, vậy xin Cha cho biết số chữ trong danh Cha có ảnh hưởng gì trong việc niệm không hở Cha?
Này các con, những tên khác nhau của Cha không có số chữ nhất định số chữ có khi dài khi ngắn, điều đó để con thấy rằng Cha vốn vô giới hạn không trụ lại ở một giới hạn nào thế nên con niệm tên nào cũng được vì số chữ không ảnh hưởng gì đến việc niệm tên Cha cả, con số nào cũng là Cha hết đó con miễn rằng tư tưởng con lúc đó biết nghĩ hợp nhất với đấng tạo hóa muôn loài.
Cha thấy những con ở nước ngoài có khi băng khoăng thấy hồng danh Cha theo Việt ngữ khó niệm khó nhớ, trường hợp này các con cứ việc niệm Thượng Đế đấng tạo hóa dịch theo ngôn ngữ của các con đều được cả, vì khi các con trụ tâm tưởng nhớ đến đấng tạo hóa muôn loài tiểu hồn con sẽ rung động linh quang con sáng lên gửi tín hiệu liên lạc với đại hồn Cha.
Và nếu khi ấy con biết quán tưởng sự hợp nhất của con với đại hồn Cha thì điển quang của con sẽ hòa vào với khối đại linh quang của càn khôn, nếu con biết hành điều này luôn luôn và tâm tư con lúc nào cũng tưởng nhớ hợp nhất với Thượng Đế, tất nhiên tiểu hồn con sẽ mau được sáng suốt sẽ tiến hóa nhanh đến chỗ hợp nhất với Thượng Đế trở về với nguồn cội của mọi sự sống đó con.
Còn việc con hỏi niệm tên Cha hiệu quả như thế nào so với danh A Di Đà Phật thì đây Cha sẽ cho các con rõ, khi con niệm lục tự Di Đà là lúc con đánh thức cái thể tính sáng suốt trong con bằng cách tưởng nhớ đến nó, cái thể tính sáng suốt ấy nhờ đó mà phát triển cho đến lúc đạt được khiến con nhìn thấy cội nguồn nhận diện nguyên lai bổn tánh và nhìn được bản chất Thượng Đế của con đó con.
Còn con niệm tên Cha có ý nghĩa gì ư, con niệm tên Cha tức là niệm chính tên của linh hồn con đó vì con chính thật là gì? Là một chiếc hồn một tiểu linh quang của Thượng Đế xuống thế để đi học để hiểu biết tất cả mọi bản chất của mình, rồi trở về ngôi vị cũ khi linh quang con đã thật sự đủ sáng để hòa vào đại khối linh quang, cho nên khi con niệm danh Cha tức tên thật của con thì chơn thần con hay linh hồn con cũng vậy lúc ấy sẽ thức tỉnh.
Con niệm tên Cha tức là con niệm tên con con đảnh lễ con, con kích động nhắc nhở con bừng dậy sinh động nắm lại quyền chủ nhân ông điều khiển cái tiểu càn khôn của con đó con, bấy lâu nay con để con hôn trầm trong mê muội ngụp lặn trong tăm tối, con chẳng biết làm chủ chẳng biết điều hành chỉ huy cái tiểu vũ trụ của con khiến cho mọi trật tự bị đảo lộn mọi tổ chức bị rối loạn, vì con quá yếu ớt vì con mãi mơ màng trong tất cô miên như đã quên đi chính mình.
Thế nên khi niệm tên Cha tức là lúc con tưởng nhớ đến con lay gọi con thức dậy, sự kiện này sẽ kích thích tiểu linh quang sinh động lại dần dần bừng tỉnh khỏi cơn mê trầm để nắm lại quyền chủ nhân ông của nó, nhờ đó tiểu hồn sẽ từ từ thức giác biết nó là ai từ đâu đến và sẽ phải về đâu, sẽ biết nó hơn dần dần để càng lúc càng thức giác vai trò lãnh đạo của nó trong cái tiểu càn khôn mà nó phải cai quản, để nó lo điều động tổ chức lại những trật tự đã bị hư hỏng vì sự mê ngủ của nó đó con.
Cho nên niệm A Di Đà là đánh thức phần sáng suốt trong con, niệm danh Thượng Đế là đánh thức trực tiếp chính con vậy, và khi con đã thức dậy sinh động lại có nghĩa là thể tính sáng suốt trong con tự nhiên nó phải sinh động theo con đó thôi, vì nó là một thành phần của con con ngủ thì nó ngủ con thức thì tự nhiên nó thức, do vậy để con thấy rằng niệm danh Thượng Đế tức là đã niệm A Di Đà trong đó rồi khỏi có gì thắc mắc sợ niệm tên Cha bỏ niệm A Di Đà không mở được lục thông đâu, mở luôn chứ con !!!
Khi chính con tỉnh dậy phần sáng suốt trong con dĩ nhiên sẽ sinh động lại, phát triển dần các luân xa trong con nhờ đó mà mở và phát triển luôn, con ơi Thượng Đế là càn khôn vũ trụ niệm Thượng Đế là gồm cả càn khôn trong đó rồi, mọi Phật Tiên Thần Thánh đều có trong đó con chẳng sợ thiếu thứ gì, các con khỏi phải lo vừa niệm Thượng Đế vừa niệm A Di Đà vừa niệm Quán Âm ... nhiều đứa Cha thấy vừa niệm tên Cha vừa niệm Di Đà vừa niệm danh nhiều vị Phật khác. Các con nghĩ rằng vì niệm nhiều như vậy chắc ăn hơn, nhiều vị sẽ phò trợ cho mình tốt hơn, nghĩ vậy thì các con này chưa hiểu nguyên lý của Trời Đất chưa hiểu nó là ai.
Nó chưa biết bản chất Thượng Đế của nó nó chưa thấy được sự vĩ đại của nó đến ngần nào, nó không biết rằng nó vốn dĩ là chúa tể cai quản cả càn khôn vũ trụ, Di Đà Quan Âm Đại Thế Chí ... thật sự đều có trong bản thể nó đều là những thành phần của nó đều dưới quyền coi sóc quản trị của nó đó thôi, vì nó không biết rằng A Di Đà là phần sáng suốt tức thể trí của nó Quán Âm là tình yêu thương tức thể bi của nó Đại Thế Chí là ý lực tức thể dũng của nó đó thôi, cho nên dưới trần gian các con thờ Tam Thế Phật mà không hiểu ba vị Phật này tượng trưng cho ba thể tính bi trí dũng của Thượng Đế.
Bên Thiên Chúa giáo cũng vậy, Chúa Ba Ngôi là gì hở con? Đức Chúa Cha chính là thể trí đức Chúa Con là ngôi tình yêu tức thể bi đức Chúa Thánh Thần là ý lực của Thượng Đế tức thể dũng vậy, các con phần đông không hiểu chân lý nên chỉ cầu Chúa niệm Phật niệm Thượng Đế trong tinh thần ỷ lại vào sự cứu giúp sự phò hộ, vì nghĩ rằng các vị Phật Chúa ấy ở đâu đâu ngoài con chứ không hiểu rằng các vị này đều vừa có ở ngoài đại vũ trụ vừa có cả trong bản thể của con nữa, đấy là những thể tính của Thượng Đế mà cũng là của con và Thượng Đế chính thật là con đó, con chưa hiểu được điều này mà chỉ cầu hoặc niệm để được sự phò hộ sự cứu rỗi đấy là con mê tính là vọng cầu là vọng niệm mà thôi.
Đa số các con niệm Di Đà để xin Di Đà che chở niệm Quan Âm để xin Quán Âm cứu nạn, giờ đây biết niệm tên Thượng Đế thường là cũng xin Thượng Đế cứu độ con thoát qua tai ách ... ấy là những vọng cầu vọng niệm vọng tưởng vì con chưa hiểu con đó thôi! Vậy thế nào là chánh niệm hở con? Khi con niệm lục tự Di Đà con phải hiểu rằng con đang lay động nhắc nhở đánh thức tính sáng suốt khơi dậy ánh sáng trong con, để con vượt lên sự tối tăm ngu muội đấy mới tưởng Di Đà ở đúng vị trí của Di Đà đó con.
Khi con niệm nam mô Đại Bi Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát con phải hiểu rằng con đang đánh thức tính yêu thương tức thể bi trong con đó, đánh thức nó tỉnh dậy phát triển nó để tâm con mở rộng luôn luôn hành thiện cứu khổ ban vui đấy là con biết tưởng Quan Âm đúng vị trí của Quan Âm đó con.
Khi con niệm danh Thượng Đế con phải hiểu con cũng đang niệm chính danh của con đó vì con vốn dĩ là Thượng Đế phân hồn ra thành tiểu linh quang xuống đây đi học, con là chủ nhân ông đang điều khiển cái tiểu thiên địa của con bản chất con y như bản chất của đấng tạo hóa muôn loài, và khi đọc danh hiệu này tâm thức con hãy hòa vào tâm thức của càn khôn rung động cùng một nhịp với đại hồn vũ trụ, đấy là con biết tưởng Thượng Đế như ý Thượng Đế muốn và con cũng đã đặt con ở đúng vị trí của con đó.
Niệm như vậy mới là biết niệm, đấy là chánh niệm mà cũng là chánh kiến chánh tín chánh định chánh tư duy của Phật giáo đó con, và Cha cho chúng con rõ khi con biết chánh niệm thì dù không cầu không vọng sự phò hộ sự chở che cứu giúp thì con lại được sự hỗ trợ giúp đỡ che chở hữu hiệu hơn đắc lực hơn nữa.
Tại sao vậy hở con, lẻ dễ hiểu là vì kẻ vọng niệm phần trí tuệ chưa sáng bằng kẻ chánh niệm, linh hồn nó yếu đuối và kém tiến hóa hơn vì chỉ biết hướng tới tha lực mà không biết tự lực, chỉ thấy sức mạnh bên ngoài mà không thấy sức mạnh có sẵn trong chính nó, để biết tận dụng sức mạnh đó cho nên khi con niệm để cầu được cứu giúp điển của con không sáng bằng khi con biết chánh niệm, vì nếu con biết chánh niệm khi ấy điển trong bản thể con sẽ hòa cảm với điển quang sáng suốt của khối càn khôn.
Khi con niệm Di Đà thì phần điển Di Đà trong con bật sáng chuyển động hòa với khối điển Di Đà tức phần điển của càn khôn, khi con niệm Quán Âm là phần điển Quán Âm của con sáng lên rung động hòa cảm với khối điển quang Quán Âm tức phần điển bi của càn khôn, khi con niệm danh Thương Đế thì chân thần con rung động tiểu linh quang lóe sáng hòa với khối đại linh quang, nhờ đó đứa biết chánh niệm sẽ tự bao quanh nó một khối lượng điển lành nhiều hơn đứa vọng niệm, khối điển tốt lành đó sẽ che chở hóa giải bớt cho nó điều khổ nạn do nghiệp lực khảo đảo nó, và nếu khối điển lành bao quanh càng lớn chừng nào thì nó được hưởng sự che chở sự hóa giải điều khổ nạn nhiều hơn chừng ấy, mặc dù nó không cầu không vọng sự giúp đỡ phò hộ như kẻ vọng niệm ngu muội.
Ấy chính vì nó đã biết tự cứu tự phò hộ tự che chở nhờ sáng suốt hiểu được và biết tận dụng sức mạnh của chính nó có sẵn đó con, nhờ cái biết đó mà nó đã tự bảo vệ nó hữu hiệu trong khi kẻ vọng niệm sẽ ít sáng hơn nên không được hưởng bằng nó, dĩ nhiên trong khi con vọng cầu sự phò hộ thì các phần điển những vị trong khối sáng suốt của càn khôn cũng sẽ ban rải chút điển sáng suốt xuống linh hồn con, để phò hộ cứu giúp và giải bớt khổ cho con nhờ con biết tưởng đến, xong sự vọng niệm sẽ khiến con bị chậm trễ đà tiến bộ vì tiểu hồn cứ có thói quen nương tựa ỷ lại vào tha lực, chờ đợi sự giúp sức nên mãi còn yếu đuối trí tuệ còn lâu mở và do đó con phải tiến hóa trì trệ mà thôi.
Tóm lại khi con niệm Di Đà phải thấy mình là Di Đà, khi con niệm Quán Âm phải thấy mình là Quán Âm, khi con niệm danh Thượng Đế phải thấy chính mình là Thượng Đế và hợp nhất với đại hồn của vũ trụ nghe con, con phải khá biết rõ điều này biết niệm như vậy con vừa giúp con được tiến hóa nhanh mau sáng suốt vừa lại biết tự phò hộ con bảo vệ con hữu hiệu hơn, vì nếu sáng hơn thanh hơn chừng nào con sẽ hóa giải hữu hiệu hơn chừng ấy những điều khổ nạn từ nghiệp lực do quả trược mà con đã gieo từ nhiều kiếp đó con.
Cha vừa giảng cho chúng con hiểu thêm cách thức niệm còn việc niệm Thượng Đế con khỏi phải thắc mắc con nào biết niệm thì càng hay, nếu con băng khoăn hay chưa quen chưa hiểu thì cứ tiếp tục niệm A Di Đà cũng được, vì niệm A Di Đà là để mở sự sáng suốt lúc nào con đạt sự sáng suốt rồi thì tự nhiên con sẽ thấy được chủ nhân ông chính là Thượng Đế, là chơn như là Pháp thân đó thôi con.
Bạch Cha, xin Cha cho chúng con biết Pháp môn vô vi huyền bí học mà chúng con đang hành có phải là tâm Pháp không, và xin Cha giảng rõ thế nào là tâm Pháp thế nào là bí Pháp hở Cha?
Này con, tâm Pháp là Pháp môn đi vào cái tâm bỏ hữu vi hình tướng bên ngoài, trực tiến vào bên trong hồi quang phản chiếu soi lại mình để thấy được cái nguyên lai bổn tánh của chính mình, tóm lại tâm Pháp hay Pháp thiền là Pháp môn giúp con tìm hiểu con bằng cuộc nghiên cứu đi vào khoa học vô vi đó thôi.
À còn thế nào là bí Pháp hở con? Bí Pháp là Pháp môn bí nhiệm không được phổ truyền ra quảng đại quần chúng và khi truyền Pháp các hành giả chỉ dùng lối khẩu khẩu tương truyền, xưa nay tâm Pháp thường thường là bí Pháp và ít khi được phổ truyền, nên các con vẫn hay nghe nói đến những từ ngữ tâm Pháp bí truyền hay mật Pháp tâm truyền ... vì sao giữ bí truyền hở con?
Vì ngày xưa vào học Đạo khi một vị Thầy hay Tổ muốn truyền tâm Pháp cho đệ tử, thường thì vị ấy phải theo dõi học trò xem trong số các đệ tử có đứa nào hạnh tốt nghiệp trần nhẹ rồi, và có tâm chí quyết cầu giải thoát dứt bỏ trần ai thì sẽ gọi đứa đó lại dùng lối khẩu khẩu tương truyền để dạy riêng nó, trao cho nó cái bí Pháp quý giá để cho nó tu luyện cầu giải thoát.
Trước nay thường là vậy còn cái Pháp môn của phái vô vi huyền bí của chúng con đây cũng là tâm Pháp đó, nhưng có điều nó không giữ bí truyền mà lại phổ truyền ra quần chúng ai muốn hành cũng được, đấy thuộc về tâm Pháp phổ truyền! Các con muốn mau sáng muốn huệ chóng mở để tiến hóa nhanh hầu thoát vòng tứ khổ thoát đường ác đạo thoát kiếp luân hồi thì phải học thiền, phải hành tâm Pháp siêng năng tinh tấn công phu mới được đó các con.
Bạch Cha, theo chúng con nghĩ nếu tâm Pháp có thể giúp con người mau sáng tiến hóa nhanh để tới nơi giải thoát tại sao lại không phổ truyền để giúp quần chúng tu luyện mà lại giữ bí truyền hở Cha? Đây có phải chăng là vì các vị Thầy Tổ còn hẹp hòi ích kỷ, chẳng khác gì mấy ông thầy thuốc giỏi có thuốc hay lại chẳng muốn phổ truyền chỉ giữ lại mật truyền cho con cháu hay cho những người mình ưa thích không hở Cha?
Này con, đây Cha giải thích cho các con hiểu tại sao tâm Pháp thường thường lại không phổ biến cho quần chúng hở con? Cũng có lý do chứ con! Vì tâm Pháp là báu vật, nếu trao nhầm kẻ không xứng đáng hoặc không biết giữ gìn chẳng khác nào vứt báu vật xuống sông xuống biển mà thôi.
Nếu hành giả thọ tâm Pháp mà nghiệp còn nặng trần còn mê tánh còn nặng trược, tâm chưa muốn dứt bỏ ý chưa quyết cầu giải thoát thì nhận được Pháp bảo phỏng có ích gì hở con, chỉ khiến phá Pháp hư hoại đi thôi đó con !!! Vả chăng luyện thiền mà nghiệp lực còn nặng thì phải chịu khảo đảo khó ngồi yên, tâm còn luyến trần tánh còn nặng trược thì cứ bị thất tình lục dục phá phách luôn khó mà định được tâm ý, dẫu có thọ tâm Pháp rồi cũng bê trễ giải đãi công phu có lúc sẽ vứt Pháp nửa chừng đó thôi.
Lại còn việc này nữa, các con nên biết có nhiều Pháp môn luyện Đạo đòi hỏi hành giả phải có căn bản đức hạnh, có trình độ thanh nhẹ khả dĩ làm nền tảng tu luyện, và việc luyện Đạo còn phải được sự theo dõi kiểm soát thường xuyên của các vị Thầy Tổ các chân sư đã truyền Pháp cho hành giả nữa.
Cẩn thận vậy là để đề phòng mọi nguy hiểm có thể xảy ra cho người luyện Đạo, vì có nhiều Pháp môn đòi hỏi phải theo dõi kiểm soát chặt chẽ sự vận chuyển của luồng hỏa hậu trong bản thể, để khai những bí huyệt mở quyền năng cho hành giả, do đó nếu người luyện Đạo thọ những Pháp này mà chưa được thanh nhẹ tâm tánh còn trược nhiều hoặc có khi hành Pháp sai vận chuyển sai luồng hỏa hậu, sự kiện này có thể khiến nguy hiểm đến tánh mạng hoặc điên loạn hoặc hư hoại cả bản thể người luyện Đạo đó con, đấy là một số lý do trong những lý do khiến cho tâm Pháp thường là bí truyền vậy.
À còn vì sao Pháp môn vô vi huyền bí lại được phổ truyền các con có biết không, thứ nhất vì cách hành không quá khó nhọc và việc vận điển tương đối ít nguy hiểm cho hành giả nên có thể phổ biến trong quần chúng được, kế đó việc cho phổ truyền cũng là do thiên ý mà thôi, vì sao vậy các con vì ngươn này là ngươn chót kiếp này là mạc kiếp, đây là kỷ nguyên điêu tàn cùng khổ để thanh lọc và tuyển chọn những phần hồn có trình độ vào thượng ngươn tái tạo tức ngươn Thánh Đức đó con.
Vì là giai đoạn nhân loại phải chịu nhồi quả khảo thí chịu đủ mọi cảnh khổ dưới trần gian, nên hồng ân Thượng Đế cũng ban rải xuống để cứu vớt thêm số con cái của ngài, cho nên đây cũng được xem là kỳ đại xá của Thiên Địa !!!
Con nào ráng tu phát hùng tâm gắng sức phấn đấu để quyết chỉ trở về với ngài thì dù nghiệp nặng căn thấp Thượng Đế cũng sẽ ráng tận độ và cứu rỗi đó con, vì vậy ngài cho đủ mọi phương tiện mọi điều kiện mọi cơ hội mà không còn giới hạn như trước nữa, đem tâm Pháp dạy cả hạng thấp căn thiểu trí còn vướng nặng nghiệp quả, như vậy để con ngài dầu ở trình độ nào căn sáng hay tối nghiệp nặng hay nhẹ đều có duyên may được trở về nếu quyết lòng chịu tu tiến chịu lo đi trong giai đoạn chót này đó con.
Rồi đây nhiều Pháp môn tinh luyện mà cách hành không quá phức tạp để có thể phổ biến trong quần chúng sẽ được Thượng Đế chuyển cho đem ra quảng bá hầu giúp dân ở giai đoạn cuối này có đủ mọi hiệu xe đủ mọi kiểu bè ai thích thứ nào thì nương thứ đó mà về với Thượng Đế, Pháp môn vô vi huyền bí mà chúng con đang hành đây là một loại xe rất tốt để đưa chúng con về tới nơi giải thoát.
Bên Cao Đài giáo về mặt vô vi cũng có Pháp môn tinh luyện, song từ trước tới nay Pháp môn tu vô vi của Cao Đài phổ biến rất giới hạn theo lối khẩu khẩu tương truyền, nhưng rồi có lúc sẽ phải phổ truyền sâu rộng trong quần chúng thôi. Gần đây Cha có giáng cơ bút vài nơi và bắt đầu cho lệnh truyền ra dần dần Pháp môn tinh luyện này rồi đó các con.
Bạch Cha, Cha có dạy muốn đi nhanh tới chỗ giải thoát phải hành tâm Pháp, vậy những người không biết thiền không hành tâm Pháp nhưng lại ăn ngay ở lành làm việc phước thiện, những người ấy có được giải thoát chăng hở Cha?
Này con, ở đây phải đặt vấn đề ăn ngay ở lành hành thiện tích phước với mục tiêu nào, hành thiện để cầu phước hay để cầu giải thoát hay làm lành chỉ vì muốn cứu khổ ban vui? Phải xem mục tiêu mới nói được đó con, con hãy lắng nghe Cha sẽ trình bày từng vấn đề cho con rõ.
Con nào suốt đời làm lành để cầu phước tức là nó đã tự tạo nghiệp lành kéo nó luân hồi trở lại để hưởng những phước mà nó đã gieo, hành thiện với tinh thần này cũng chỉ là tự trói buộc con trong vòng luân hồi chuyển kiếp mãi mãi trầm luân trong tứ khổ mà thôi! Vì khi luân hồi trở lại để hưởng phước báu chắc gì con lại không gieo duyên nghiệp mới để chuyển kiếp lai sinh hở con?
Con nào suốt đời hành thiện để cầu giải thoát tinh thần này tốt hơn phần hồn này có tiến bộ hơn, nhưng nếu nó tích phước nhiều mà phần trí tuệ chưa đủ sáng thì nó cũng phải chuyển kiếp trở lại để tu hành tiến hóa mở trí cho đến khi đủ minh để giải thoát đó con, tuy nhiên nhờ đã gieo nhiều phước đức kiếp trước kiếp này nghiệp dữ sẽ đỡ khảo đảo nó, nó sẽ gặp nhiều duyên phước trên đường tu hành để hỗ trợ nó mau tiến hóa hơn.
Còn trường hợp con nào làm lành với tinh thần phục vụ muốn cứu khổ ban vui ấy là linh hồn này đã có trình độ tiến hóa cao, hành thiện với tinh thần này sẽ giúp con mau mở trí, vì khi con hành động mà không cầu không vọng chỉ thuần khiết vì từ bi thì những luồng sóng tư tưởng trong con lúc ấy rung động thật sáng đẹp, nhờ đó mà con phát triển bồ đề tâm mở trí bát nhã!
Hành thiện mà tâm thanh tịnh không cầu không vọng, thi hành lục độ vạn hạnh hay tam công tứ lượng chỉ vì muốn cứu khổ ban vui ấy là hạnh Bồ Tát, hành thiện với tinh thần đó mới giúp cho trí con mau tiến hóa tới chỗ sáng suốt thanh tịnh giải thoát hoàn toàn được mà thôi đó con.
Các con phải khá hiểu rằng tam công tứ lượng hay lục độ vạn hạnh bao hàm cả phước huệ song tu, cho nên Cha cho các con rõ muốn đi thật nhanh muốn được đắt quả ngay trong một kiếp con không thể chỉ hành thiện hoặc chỉ hành tâm Pháp riêng rẻ mà con phải phước huệ song tu mới được, nhất là giai đoạn cuối hạ ngươn này các con phải lo chạy nước rút để kịp kỳ dự đại hội Long Hoa lần ba, vì thế con phải ráng cố gắng thi hành phước huệ song tu thì mới mong kịp ngày giờ.
Vả chăng người thật tâm muốn cầu Đạo vô thượng muốn thoát vòng luân hồi tứ khổ thì quyết định phải phước huệ song tu mà thôi, và nếu chỉ được một trong hai thì linh hồn khi bỏ xác phải chuyến kiếp lại thế gian để vun bồi phần thiếu xót kia đó con, thật vậy nếu con được phước mà thiếu huệ thì linh hồn con phải trở lại thế gian để trao dồi phần sáng suốt mà con chưa đạt được, còn nếu con được huệ mà thiếu phước thì linh hồn cũng chưa được quả do đó phải đáo lại thế gian, lãnh sứ mạng đem cái sáng suốt giúp chúng sinh viên mãn mới được trở về hưởng cảnh thanh tịnh niết bàn đó con.
Nhưng chúng sinh còn đắm chìm trong đau khổ tối tăm và đang cơn khảo thí, dù cho có đắc quả siêu thoát cũng chưa có thể trở về hưởng cảnh niết bàn được đâu các con, vì thế có lần trong các con có đứa muốn bỏ xác tịch diệt, linh quang về đến niết bàn bị điển quang Cha đẩy trở xuống nên không bỏ xác được, việc này khiến có lần đa số chúng con đã chứng kiến hiện tượng nó sắp bỏ xác rồi sau đó phải trở lại trần gian với chúng con đấy.
Cho tới khi nó gặp được Cha dưới trần qua đức kim thân nó cũng xin được bỏ xác trở về nhưng Cha đã cho nó rõ sứ mạng nó chưa tròn, vả chăng linh tử nó dù đã về tới Phật giới sáng suốt thanh tịnh, nhưng cơ Thánh Đức chưa tới chúng sinh còn ngu muội đau khổ, còn cần tới sự dìu dắt tâm linh của nó thì nó chưa có thể an hưởng niết bàn mà phải thi hành hạnh Bồ Tát, chịu cực chịu khổ đi ta bà giong ruổi dưới cõi trần để độ chúng sinh cho tới khi công viên quả mãn mới thôi.
Việc này Cha nói đây các con có thể hỏi lại nó để rõ hơn, nói điều này với các con để các con hiểu thêm sự quan trọng của phần công quả cũng như công phu vậy, cho nên các con phải săn sóc cả hai phần phước và huệ, tu huệ là siêng năng tinh tấn công phu hành Pháp tinh luyện để khai thiên môn mở lối cho tiểu hồn phăng đường về quê xưa cảnh cũ, còn tu phước là vun bồi công quả phóng sanh bố thí ban vui cứu khổ cho chúng sinh, nói tóm lại là phải thi hành đầy đủ tam công tứ lượng tức lục độ vạn hạnh đó các con.
Mà các con phải ráng nhớ, hành công quả với tâm muốn cứu khổ ban vui các con sẽ mau sáng hơn và tiến hóa nhanh hơn nghe các con !!!
Video gốc Cha giáng trần dạy tu dài năm tiếng 55 phút đăng trên kênh youtube Phật Pháp Để Đời, định dạng mp4 được tạo bởi Andrey Phan.
Đồng đạo tự tải hoặc chọn hai dạng khác Khương Itvtbadboy chuyển đổi phù hợp nhu cầu âm thanh hoặc xem khi rãnh với sổ tay pdf.